Kiến trúc độc đáo của sân bay Ấn Độ

Sân bay Chhatrapati Shivaji trước đây là sân bay quốc tế Sahar, Mumbai, Ấn Độ. Năm 2008, Chhatrapati Shivaji là sân bay có lượng hành khách lớn nhất ở Ấn Độ. Năm 2011, Sân bay này đã được hội đồng hàng không thế giới xếp hạng là 1 trong 3 sân bay tốt nhất toàn cầu.
Mặt đứng độc đáo của công trình Mặt đứng độc đáo của công trình[/caption] Trong khoảng thời gian 10 năm trước, sân bay Chhatrapati Shivaji đón trung bình 6 triệu lượt hành khách mỗi năm, nhưng hiện nay sân bay đã phục vụ số hành khách gấp 5 lần con số đó. Cơ sở hạ tầng của sân bay cũ đã không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của khu vực, dẫn đến các chuyến bay luôn bị trì hoãn và hành khách đến sân bay thường xuyên phải chờ đợi. Sân bay cũ gồm 5 nhà ga : 1A, 1B, 2A, 2B, 2C. Dự án xây dựng lại nhà ga số 2 được triển khai nhằm đáp ứng sự phát triển nóng của khu vực, bên cạnh đó nhà ga 2A, 2B, 2C cũ được gộp chung vào nhà ga mới.Công trình tạo ra sự ấn tượng cả về qui mô và chất lượng dịch vụ: Có 188 cửa check-in, mỗi giờ có thể tiếp nhận 9.900 hành khách làm thủ tục bay, các băng chuyền hành lý dài đến 6km, mỗi giờ vận chuyển gần 10000 chiếc vali. Hành khách có thể di chuyển trong nhà ga bằng 72 thang máy, 48 thang cuốn,37 thang ngang tự động. Công trình có nhà để xe nhiều tầng lớn nhất Ấn Độ , công suất chứa lên tới 5200 xe. Ngoài ra công trình có hệ thống cảnh quan phong phú với 77000 cây xanh thuộc 80 loài thực vật khác nhau. Với quy mô này, nhà ga đủ rộng để đón 40 triệu lượt khách mỗi năm.Mặt bằng tầng 1 Mặt bằng tầng 1 Mặt bằng tầng 2
Lối vào của sân bay
Lối vào của sân bay
Nhà ga hình chữ X có cấu trúc gồm 2 phần chính: Khu vực xử lý trung tâm ở giữa và các khu vực phục vụ ở xung quanh. Khu vực xử lý trung tâm là phần nổi bật nhất của nhà ga, các không gian của khu vực này được sắp xếp gọn gàng dưới một hệ mái hoành tráng. Chúng được đỡ bởi 30 cây cột hình nấm khổng lồ, tạo ra diện tích mái lên đến 472700 m², hình thức mái này khiến chúng ta liên tưởng đến hình tượng những chiếc lều lộng gió và những khoảng sân trong kiến trúc truyền thống địa phương. Hệ thống mái còn được mở rộng ra phía ngoài nhằm mục đích bao che toàn bộ đường vào của hành khách, giúp họ thích ứng với điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt và đôi khi kèm theo những cơn mưa bất chợt của Mumbai.
Module mái
Module mái
Cột của sân bay
Cột của sân bay "điệu" như một tác phẩm điêu khắc
 Công trình được trang bị hệ thống cửa sổ mái và giếng trời nhằm tạo điều kiện cho ánh sáng tự nhiên có thể tiếp cận tới các không gian sảnh chính và đảm bảo ánh sáng thâm nhập vào các tầng dưới cùng của công trình. Hệ thống cửa mái bao gồm 272 cửa kính khổng lồ phía trên, với kích thước rất lớn, theo đó 28 cửa lớn có diện tích 500 m² và 244 cửa nhỏ với diện tích 140m². Hệ kết cấu mái gồm hàng trăm ngàn dầm thép ngang dọc, cấu trúc này đã được bao phủ bởi 6420 tấm lọc đặc biệt màu trắng có hình dạng như những đốm trên mình con công. Những tấm kính màu ẩn trong họa tiết hình ô van chạy từ trần xuống cột của mái vòm tạo ra những chùm ánh sáng đầy màu sắc. Chúng tạo ra sự liên tưởng đến vũ điệu của những con công - quốc điểu của Ấn Độ và cũng là biểu tượng của sân bay.
 Như một mốc son đánh dấu sự chuyển mình của Mumbai trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ. Kiến trúc của nhà ga là sự kế thừa từ lịch sử, văn hóa bản địa kết hợp với những đường nét hiện đại, thanh lịch, tạo nên một công trình mang tầm vóc quốc tế. Những họa tiết của địa phương được kết hợp một cách huyền ảo với những vật liệu trong kiến trúc của nhà ga ở tất cả các chi tiết với tỷ lệ thích hợp. Tất cả các mảng tường trống của công trình đã được trang trí tạo ra một bức tường nghệ thuật dài gần 3 km với 14000 tác phẩm hội họa và điêu khắc. Lịch sử và đời sống, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mọi miền Ấn Độ đã hội tụ trên bức tường này. Công trình này đã chứng minh được khả năng xây dựng một sân bay hiện đại để nhìn nhận yếu tố truyền thống theo một cách khác. Sân bay lung linh trên nền trời xanh thẳm Sân bay lung linh trên nền trời xanh thẳm
 Công trình nhận được chứng chỉ LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) ở cấp độ vàng của Hội đồng công trình xanh Ấn Độ. Công trình nhà ga T2 – Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji như một biểu tượng về bước phát triển kinh tế của Ấn Độ nói chung và công nghệ xây dựng nói riêng. Công trình mang những kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn chất chứa trong mình linh hồn của những giá trị truyền thống Ấn Độ.   

Link tham khảo : http://www.archdaily.com/477107/chhatrapati-shivaji-international-airport-terminal-2-som/ http://indianexpress.com/article/cities/mumbai/new-airport-terminal-gets-gold-rating-for-green-design/ http://indianexpress.com/article/india/india-others/mumbais-new-airport-takes-off/ http://en.wikipedia.org/wiki/Chhatrapati_Shivaji_International_Airport Video về công trình : https://www.youtube.com/watch?v=AwvRPQh3ynw